Các bạn đang phân vân có nên chọn nghề y tá là nghiệp để đời không thì hãy đọc tham khảo nhé
Pros:
1. Dễ bảo lãnh: nhanh, gọn, lẹ. Nhận thẻ xanh 10 năm sau khi ra trường 1 năm
2. Đi làm không bị chèn ép lương: lương người bản xứ sao lương mình như vậy
3. Lúc nào cũng có công việc ổn định, không làm ở Mỹ qua nước khác làm vẫn được
4. Nhiều ưu đãi bảo hiểm sức khỏe cho cả gia đình, tiền hưu, tiền học cao học, và không cần phải đóng thuế những khoản đó
5. Nghề y tá được xếp hạng là nghề được nhiều người tin tưởng nhất (the most trusted profession)
6. Có kỹ năng sơ cứu, kiến thức bệnh lý và cách chăm sóc bệnh nhân, rất thuận tiện cho chúng ta việc chăm sóc người thân yêu của mình sau này
7. Bạn nào hyper hay active thì đây là môi trường lý tưởng để bạn giải toả energy
8. Công việc lúc nào cũng đòi hỏi vận động nhiều, nên không sợ béo
9. Tập được tánh kiên nhẫn, kiềm chế cảm xúc, customer service khi tiếp xúc với mấy thím Karen, mấy cha bác sĩ khó ở, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khó tánh, và co-workers khó gần.
10. Thoát được dramma khi làm chung với người Việt ( nail, nhà hàng)
11. Nếu yêu thích ngành y, có thể học lên Nurse Practitioner (doctor hoặc master, công việc tương tự như bác sĩ), PhD (nghiên cứu), hay leadership rồi làm Administration—> CEO bệnh viện hoặc tự mở phòng khám…
Cons: nếu các bạn nghĩ làm y tá giàu, việc nhẹ lương cao, dễ gặp sugar daddy hay anh bác sĩ đẹp trai thì SAI rồi nha. Nghề này yêu cầu các bạn phải có tâm và đam mê, vì nếu không có tâm các bạn sẽ kiệt sức và nản ghê lắm
1. Công việc nặng, đòi hỏi các đòi hỏi thể lực cao, có khi các bạn phải đứng và chạy liên tục 12 tiếng không được nghỉ, có khi bạn phải khiêng bệnh nhân to gấp 10 lần mình. Cho dù bạn nghĩ sau khi học 4 năm lấy được bằng cử nhân danh giá thì bạn vẫn phải lao động chân tay như cu li ấy. Đã thế công việc các bạn đòi hỏi nhiều giờ (12 tiếng/ ngày), nhưng thực tế các bạn sẽ làm tận 13-14 tiếng vì nếu chưa xong việc thì tâm mình không cho phép mình về, và mình phải chắc chắn bệnh nhân của mình hoàn toàn ổn định thì mới an tâm mà về, nhiều bệnh nhân cứ tới giờ mình về là tự dưng bị té, hay tim ngừng đập các kiểu… Nên các bạn chịu khó giữ gìn sức khoẻ, tập thể thao để nâng cao thể lực
2. Nghề y tá là một trong những nghề bị chấn thương nhiều nhất, nhiều hơn cả nghề xây dựng, khiêng vác. Hầu hết nhiều senior nurses ai cũng than phiền đau lưng, đau cột sống sau một thời gian dài làm nghề này. Có rất nhiều bệnh nhân có vấn đề tâm lý, họ có thể đánh đập bạn bất cứ lúc nào. Một người bạn của mình sau khi giữ 1 bệnh nhân đang lên cơn thì nguời bệnh nhân mất thăng bằng và ngã vào người nhỏ đó, khiến nhỏ đó gãy lưng, mém bị liệt. Trước mình làm chung với 1 đứa bạn bị 1 bệnh nhân HIV cầm kim tiêm insulin đâm nó khi nó đang cho bệnh nhân uống thuốc, rồi nhỏ đó phải đi điều trị tận 6 tháng- 1 năm.
3. Dễ bị nhiễm bệnh truyền nhiễm nhất. Nếu mà có dịch zombie thì y tá chết đầu tiên. Do môi trường hoạt động tiếp xúc trực tiếp với người bệnh nhiều, nên nếu sơ xuất là mình toang đầu tiên
4. holiday, tuyết, hay lũ lụt vẫn phải đi làm. Mấy ngày Giáng Sinh lễ Tết bà con xum vầy ở nhà thì mình xác định đi làm rồi. Mấy ngày mưa bão, hay tuyết người ta cancel hết tất cả các hoạt động thì mình xác định vẫn phải lội tuyết, bơi trong dòng nước lũ mà đi làm.
5. Nghề y tá là nghề bao stress và thiếu ngủ. Nghề y tá cũng là nghề có tỷ lệ tự tử cao. Khi đi làm đầu óc bạn lúc nào cũng phải suy nghĩ, nhạy bén, vì chỉ cần làm sai 1 tí là có thể ảnh hưởng tới tính mạng của con người và khi bạn trong trường hợp khẩn cấp thì bạn phải phản ứng nhanh và biết phải làm gì. Chính vì thế nà nursing school rất khó, và bạn phải học cho đàng hoàng, một quyết định sai của bạn có thể khiến người ta mất mạng. Lúc nào bạn cũng phải đi kiểm tra bệnh nhân của mình vì người bệnh họ khó đoán lắm, họ im im vậy nhưng mà ra đi lúc nào không hay. Bạn đừng bao giờ mong đợi bệnh nhân mình chăm là người khoẻ mạnh bình thường vì nếu họ bình thường họ sẽ không bao giờ ở đây
6. Lương của y tá ở mức trung bình tuỳ theo bang, thấp hơn đi làm nail nếu các bạn biết làm everything about nail. Ai cũng nghĩ y tá lương cao, mức trung bình lương y tá ở các bang tầm trung ( trừ Cali) thì cỡ $25-$30/giờ, nhưng sau khi đóng thuế và trừ này trừ kia thì paycheck 2 tuần của bạn chỉ nằm khoảng $1k2-$1k5 thôi, trong khi làm nail hay những nghề trả cash khác thì gấp đôi khoản đó, vì làm nail phân nửa tiền cash là không đóng thuế rồi. Nên thường y tá ở Mỹ tuy 1 tuần họ làm 3 ngày (12 tiếng/ ngày), nhưng ai cũng làm 4-5 ngày/ tuần để đủ sống. Mà làm 1 shift 12 tiếng về nhà chỉ biết ngủ, chả có thời gian làm những việc khác.
7. Làm nhiều công việc chân tay, bẩn. Nếu bạn nghĩ học 4 năm ra cử nhân thì sẽ không làm những việc này thì eo ui, SAI hoàn toàn. Trong khi đó bạn phải là người pro mấy công việc như lau chùi phân, nước tiểu, xúc phân thật chính xác để lấy mẫu xét nghiệp, lau dọn nước tiểu, thay ra giường, lau ói, lau nhà vệ sinh ( một số người tiêu chảy họ làm té le trong nhà vệ sinh), thục bồ cầu ( nhiều người vứt nhiều giấy xuống làm nghẹt), tắm cho bệnh nhân, giỏi skin care( lâu lâu bệnh nhân đòi hỏi thêm mấy step skin care các kiểu nữa, không biết làm họ lấy lý do mình bôi sai kem khiến họ bị ngứa và kiện mình), professional microwave chef ( nhiều bệnh nhân yêu cầu bạn làm đồ ăn có sẵn cho họ phải thật ngon và không được quá nóng vì sẽ làm bỏng bệnh nhân hoặc không dc quá lạnh vì họ sẽ đạp cái mâm vô mặt bạn và cho bad review), lau bàn, dọn rác ( sau khi lau chùi phân thì phải dọn rác không thôi nó hôi cả phòng, bệnh nhân sẽ cho bad review)…
Nói chung cái quần què gì RN cũng phải làm hết, đặc biệt trong thời điểm Covid-19, thì những công việc của lao công, đưa và dọn thức ăn, CNA, phlebotomists, respiratory treatment thì RN phải làm hết, vì người ta muốn giới hạn người tiếp xúc với bệnh nhân. Và khi làm thì cho dù hôi thối cỡ nào mình cũng không được nhăn mặt và luôn luôn phải vui vẻ giữ thái độ tôn trọng bệnh nhân.
8. Bệnh nhân là thượng đế, họ không thích bạn vì màu da hoặc accent thì bạn phải nói cho supervisor ngay và luôn để giải quyết để tránh tổn thương cho bạn sau này, vì có một số người racist họ có thể bịa chuyện hại bạn. Mình làm chung với 1 anh y tá người Châu Phi bị một bà bệnh nhân trước mặt thì tươi cười vui vẻ nhưng lại đi report với manager là a ta hiếp bả, tuy nhiên xem trên camera và làm nhiều investigation thì sự thực không phải như vậy, và người bệnh nhân ấy cũng từng nói lời xúc phạm đến quốc gia của anh ta. Mình cũng từng bị một bà bệnh nhân không thích mình và report với manager là tại sao cho một đứa không biết tiếng Anh làm nurse.
9. Mấy anh bác sĩ không có đẹp trai hay trẻ như trên phim và hầu hết là hoa đã có chủ. Hầu hết bác sĩ toàn mấy ông bà già sồn sồn khó ở, nhiều ông đến từ Ấn Độ, Trung Đông, nói chuyện khó nghe và khó hiểu, và khi mình không hiểu mình kêu họ lặp lại thì họ la làng, nhiều người nhạy cảm bảo mình không tôn trọng accent của họ. Đặc biệt khi làm đêm, đôi khi mình phải gọi bác sĩ cho một số chuyện emergency lúc nửa đêm hay 3h sáng trong khi họ đang ngủ, họ sẽ trở thành 1 con ác quỷ bên đầu dây bên kia vì mình đã phá giấc ngủ của họ. Nói chứ có nhiều bác sĩ rất dễ thương và như thiên thần, nhưng cũng nhiều người khó chịu, khó ở vô cùng
10. Nói chuyện với người nhà bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị té, change condition, qua đời … thì chúng ta là người thông báo tin buồn cho người nhà bệnh nhân đầu tiên, cho nên mỗi lần nói chuyện với họ phải thật cẩn thận, vì họ có thể dùng lời nói của mình kiện mình ( nước Mỹ cái gì cũng kiện). Có nhiều người nhà bệnh nhân sẽ thông cảm và hiểu chuyện, một số người không đồng tình với quyết định của bác sĩ, thì y tá sẽ là người educate người nhà. Một số bệnh nhân ung thư lớn tuổi họ muốn sống thoải mái quãng đời còn lại và từ chối điều trị hoá trị xạ trị, nhưng người nhà lại muốn họ tiếp tục điều trị, thì y tá sẽ là người lắng nghe ý kiến và đfứng về bệnh nhân và thuyết phục người nhà. Một số người nhà bệnh nhân ngàn đời mới vô thăm ba má, nhưng ngày nào cũng gọi điện khủng bố tinh thần healthcare workers vì họ nghĩ mình làm người thân của họ tệ hơn, thì y tá cũng vẫn là người tiếp tục thuyết trình giải bày qua điện thoại cho họ hiểu được tình hình sức khỏe hiện tại của người nhà họ.
11. Học y tá khó —>stress—>dễ fail—> gpa thấp—> về nước
12. Stateboard, Join Commission, manager…: ngày xưa đi làm nail thì sợ stateboard vô kiểm bắt, còn làm nurse thì mỗi lần thấy những người này vô kiểm là cũng chạy toán loạn: người thì giấu điện thoại, giấu đồ ăn, tắt máy tính, update white board, giả vờ lau bàn các kiểu…
Bài viết được đăng tải lần đầu tại Group Du học sinh bất tử