1. Các loại y tá
– CNA ( Certified Nursing Assistant): học 6 tháng lấy chứng chỉ, thường làm những công việc như khiêng vác bệnh nhân, lau chùi tắm rửa, đo huyết áp… nói chung là không liên quan đến invasive procedures hay assessment (khám bệnh). Dhs không nên học cái này, vì đây chỉ là chứng chỉ nghề chứ không bằng cấp gì cả
-LPN (Licensed practical nurse) học 1 năm, không dc làm gì nhiều, các bạn cũng không cần quan tâm tới cái này vì giờ ít nơi nào hire LPN lắm
-ADN-RN (Associate Degree in Nursing): học 2 năm college rồi thi NCLEX lấy bằng hành nghề của Registered Nurse. Nếu dhs muốn kiếm đường bảo lãnh thì không nên học bằng này mà nên nhảy 1 phát lên BSN luôn. Nếu ai đó bảo là học ADN rồi ra làm có tiền, xong học lên BSN, thì thường chỉ áp dụng cho dân định cư thôi chứ dhs ko dc học online nhiều , mà mấy chương trình kiểu ADN-BSN thì hầu như toàn online, trường nào cũng vậy. Còn việc bệnh viện bảo lãnh thì thường họ yêu cầu phải ít nhất bằng Bachelor. Một số bệnh viện lớn họ không muốn hire ADN nữa vì họ đang tranh cái mác Magnet Hospital, mặc dù ADN và BSN làm công việc như nhau.
-BSN-RN: học 4 năm tổng cộng (2 năm general education+2 năm program), mình khuyến khích tất cả các bạn từ dhs cho tới local ai đam mê y tá thì học cái này nha. Học xong bạn sẽ không phải hối hận. Trust me!!
2. General education và pre reqs
– đầu tiên các bạn hãy nghiên cứu các trường có Traditional BSN program. Vô phần admission requirement, rồi xe mình cần lấy môn prerequisite nào. Thường thì 2 năm đầu là 2 năm để chúng ta tập trung lấy mấy môn general như là English 101, Eng 102, College Algebra, General Bio, General Chem, Social Sciences… thường những môn pre reqs trong nursing yêu cầu là: Anatomy and Physiology ( các bộ phận trên cơ thể người), Microbiology ( vi khuẩn học), Pathophysiology ( bệnh học), Nutrition (dinh dưỡng). Tất cả những môn đó trong 2 năm đầu các bạn phải đạt điểm thật tốt, đặc biệt là pre reqs không nên bị điểm C thì khả năng được nhận vô program sẽ cao hơn. Các bạn nhắm sức mình mà học, đừng học dồn nhiều quá rồi đuối, nản, mấy môn này cũng không dễ ăn.
3. Thi đầu vô
Các bạn nên apply thi đầu vào cỡ 6 tháng tới 1 năm trước thời gian bạn dự định vô program, vì có gì thi rớt thì còn thi lại, và thường 1 năm họ chỉ cho mình thi 2 lần. Thường mỗi trường sẽ yêu cầu bài thi đầu vào và điểm thi minimum đầu vào khác nhau. Hầu hết các trường yêu cầu TEAS Test hoặc HESI A2. Các bạn cố gắng lên google kiếm mấy câu hỏi mẫu của mấy bài thi này, ráng làm điểm càng cao càng tốt vì đầu vào cũng cạnh tranh lắm. Ngày xưa mình thi TEAS: đọc, toán, khoa học, English. Phần toán rất dễ, nên mình làm phần đó cao điểm nhất, kéo cái phần reading của mình lên
Một số trường yêu cầu TOEFL và IELTS. Các bạn có thể hỏi counselor nếu mình hoàn thành lớp English 1 and 2 rồi thì cần lấy TOEFL va IELTS nữa không. Ngày xưa trường mình cho miễn 2 cái đó vì 2 lớp English của mình được A.
4. Phỏng vấn, viết bài luận
Một số trường sẽ yêu cầu phỏng vấn hoặc viết bài luận. Các bạn cứ trả lời chân thật, từ trong tấm lòng của mình ra. Thường lúc nào họ cũng có câu tại sao bạn muốn làm y tá? Bạn sẽ tạo sự thay đổi gì trong tương lai với nghề y tá của minh? Tại sao bạn lại chọn trường này?
5. Học
Học BSN sẽ có 4 semesters bao gồm học trên lớp và đi thực tập ở bệnh viện mà nhà trường cung cấp. Các bạn sẽ được làm quen với những câu trắc nghiệm hóc búa mà chúng ta cần phải vận dụng 100% bộ não để mà suy diễn rồi đáp án lại chả liên quan, đơn giản là tất cả các câu đều đúng nhưng chúng ta phải chọn câu đúng nhất. Cho nên sau khi học y tá xog chúng ta sẽ có khả năng đánh lụi mọi câu trắc nghiệm của các ngành khác.
Khi học y tá thì nhà trường nó sẽ kick mình ra lúc nào ko hay. Thường thì đầu vào lúc nào cũng 50-60 em, nhưng đầu ra có khi chỉ còn 20 em. Bình thường thì lớp nào fail nhiều quá giáo viên đó sẽ bị đình chỉ vì cách dạy của họ có vấn đề, nhưng học y tá thì giáo vien sẽ cho e fail không thương tiếc, đơn giản vì họ muốn được tỷ lệ đậu Nclex cao, nên họ thấy đứa nào ngáp ngáp là triệt sớm để đảm bảo cái rank của trường. Cho nên khi đã quyết định học ngành này, các bạn phải thật nghiêm túc học, dù dì thì tương lai các bạn sẽ phải chăm cho bệnh nhân, và chỉ cần 1 lỗi nhỏ bạn sẽ có thể khiến người ta mất mạng.
6. NCLEX- bài thi lấy license cho RN
– Sau khi bị vùi dập tan nát thanh xuân trong trường nurse, các bạn đừng nghĩ có cái bằng BSN danh giá trong tay là xong. Không đâu. Cho dù bạn có học ở Ivy League, hay GPA 4.0 mà fail NCLEX thì bạn cũng chả dc làm gì. NCLEX là một bài thi đau tim nhất mọi thời đại vì các bạn éo biết mình sai chỗ nào và cũng éo biết tại sao con kia nó làm 75 câu là ra mà mình làm 200 câu vẫn chưa hết. Có đứa mới làm 75 câu thì máy shut down rồi fail, đứa thì làm tận 250 câu vẫn chưa shut down
Bài thi NCLEX bao gồm ít nhất 75 câu và nhiều nhất 265 câu. Tuỳ vào khả năng bạn trả lời nhiều câu đúng hay sai mà computer nó có thể shut down bất cứ lúc nào. 100% trắc nghiệm và “select all that apply”. Một khi đã bấm nút next thì không thể quay trở lại để chọn lại, và đặc biệt là máy sẽ lựa ra cái lĩnh vực yếu của mình để ra câu hỏi dồn dập.
Dhs chúng ta chỉ có 1 lần để thi cai này và phải pass first time nha, vì sau khi học xong chúng ta không thể ở lại Mẽo lâu, mà NCLEX nếu fail thì phải ít nhất 90 ngày sau mới được thi lại.
7. Cách đăng ký license và NCLEX
Tuỳ bang mình muốn practice mà mình đăng ký license bang đó. Vd bạn muốn làm ở benh viện ở bang Kansas, bạn lên trang web Kansas State Board of Nursing để apply license. Hiện tại một số bang liên kết với nhau có thể xài chung license gọi là compact state mà không cần phải đổi license khi qua bang đó.
NCLEX thì bạn ko thể đk cho tới khi trường nộp điểm lên. Phí thi NCLEX cỡ $200. Bạn đk thi NCLEX trên Pearson Vue. Sau khi trường nộp điểm họ sẽ email bạn schedule ngày thi và đi thi. Sau khi thi thì 3 ngày sau sẽ có kết quả.
Bài viết sau mình sẽ kể quá trình đi xin việc và hành trình sponsorship dưới diện healthcare worker nhé
Bài viết được đăng tải lần đầu tại Group Du học sinh bất tử