Lần trước nhiều bạn thắc mắc hỏi mình một số câu hỏi, mình sẽ trả lời trong post nay cho tất cả mọi người cùng xem
1. Học chương trình BSN từ đầu đến cuối hết bao lâu? 4 năm hay 6 năm?
4 năm tổng cộng everything nhé. 2 Năm đầu học mấy môn general education (Algebra, English 101, English 102) mà ngành nào cũng phải học + những môn pre reqs là những môn hơi chuyên môn về ngành y 1 tí (ngành y nào cũng phải học kiểu như Annatomy and physiology, Microbiology…). Sau khi hoàn tất general education và mấy môn pre reqs, các bạn apply vô nursing program và học những môn dành cho núing trong vòng 2 năm nữa là xong hết. Tổng cộng nguyên quá trình là 4 năm nha.
2. Em học ở Community College rồi transfer lên BSN program trên University được không? Có khó vô program hơn không?
Ngày xưa mình học 2 năm general ở Community College rồi transfer vô nursing program ở Uni, vẫn bình thường hết nha, cứ đạt đủ yêu cầu và tiêu chuẩn trường đưa ra. Được cái học 2 năm Community college tiền học ít, rảnh rỗi hơn nursing program nên đi làm được nhiều, để dành tiền học uni 2 năm cuối
3. Vô nursing program khó không? Có tips nào để vô được không?
Vô nursing program không quá khó và cũng không quá dễ. Tỷ lệ cạnh tranh cao, nhưng các bạn cứ làm theo đúng yêu cầu nhà trường đề ra, học mấy môn general cho thật tốt, gpa càng cao càng tốt, Teas test phải lấy càng cao càng tốt chứ đừng lấy mức minimum. Sau đó apply vô nursing program của nhiều trường khác nhau vì nếu trường này không nhận thì ta vô trường sơ cua, nước Mỹ rộng lớn mà.
4. Dhs có được học ADN rồi học lên BSN sau được không?
Dhs học gì cũng được nè, nhưng nếu để kiếm chỗ sponsor thì họ sẽ thích BSN hơn. Hiện tại nhiều bệnh viện lớn họ không muốn thuê ADN nữa, nên nếu có BSN thì sẽ có nhiều sự lựa chọn và cơ hội cao. Thêm 1 phần nữa là hầu hết những chương trình ADN bridge lên BSN thì toàn học online, mà dhs thì không được phép học online ( các bạn có thể hỏi nhà trường về vấn đề này, và nhớ kèm theo thân phận dhs vô vì nhiều academic advisor họ treat mình như local, bảo là được được rồi tới hồi học không được là mình lãnh đủ) nên nếu ra trường với ADN mà các bạn không kiếm được việc sponsor thẻ xanh cho mình, là xem như toang.
Và thêm 1 điều nữa là nhiều bệnh viện tuy cần nurse thật nhưng họ không muốn hire dhs vì họ không muốn đầu tư quá nhiều cho 1 người chỉ có thể làm cho họ dc 1 năm (OPT 1 năm), vì năm đầu tiên là năm training, trong khi 1 năm bao nhiêu người local ra trường với tiếng Anh tốt, bằng cấp cao, nên nếu bằng cấp mình không cao thì khó mà cạnh tranh được với dân local. Nếu các bạn có khả năng, thì cứ Bachelor thẳng tiến nhé. Trên USCIS cũng đề cập về diện bảo lãnh greencard through employment theo EB-3 là phải “Professionals” are persons whose job requires at least a U.S. baccalaureate or foreign equivalent degree and are a member of the professions.”
5. Tips luyện thi NCLEX?
Hồi xưa trường mình luyện bằng chương trình ATI. Ngoài ra mình có thử Uworld, Kaplan, và xài ké Hurst của bạn. Hầu hết họ đưa mình luyện rất nhiều câu hỏi, và mọi câu hỏi đều na ná nhau, có mấy câu lặp đi lặp lại, chủ yếu cứ rảnh giờ nào là đem phone ra ngồi làm câu hỏi trên apps, làm càng nhiều càng tốt. Lúc đi thi họ cũng ra những câu hỏi dạng như vậy, na ná nhau, nhưng các bạn phải đọc thật kỹ vì nó gài nhiều lắm
6. Khi đi xin việc có nên hỏi thẳng vấn đề sponsorship không?
Cứ hỏi thẳng nha, như vậy đỡ tốn thời gian của mình.
7. Ngành y tá xin OPT STEM được không?
Không. STEM là dành cho Science, technology, engineering, and mathematics. Còn lý do tại sao nurse không được liệt vô group này là tại vì sở di trú nó không thích, không chịu. Trừ khi bạn học lên Health Informatics (master program) thì được xét theo STEM nha.
8. Tips học ngành y tá
Đầu tiên các bạn phải có cái tâm. Nếu các bạn học y tá chỉ vì lương cao, hay benefit tốt thì các bạn sẽ phải khóc ròng dài dài sau này. Học y tá đã khó, tốn nhiều tiền và công sức để đầu tư, nhưng khi đi làm thì nó không như là mơ đâu.
Nhiều người nghĩ học lên 4 năm các bạn sẽ không phải làm những công việc “dirty job”, không, các bạn vẫn phải làm, và còn phải professional mấy cái dirty jobs ấy. Đã thế còn phải giả nai, kiên nhẫn, và luôn luôn tươi cười với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân khó tính. Phải luôn tỉnh táo và bình tĩnh trong mọi tình huống.
Các bạn có thể đọc mấy quyển sách về anatomy and physiology trước khi học để nghiên cứu trước. Các bạn phải học hiểu, vì học thuộc thì vừa mệt não mà ko nhớ được lâu. Các bạn có thể vẽ ra rồi label cái bộ phận đó để nhớ cho lâu và hình dung được. Các bạn có thể coi YouTube những videos của Khan Academy.
10. OPT vs H1B?
OPT: cấp cho du học sinh học xong để làm việc trong 12 tháng (STEM thì được 3 năm). Xin OPT cũng khá trầy trật. Bạn phải kiếm được công ty nhận trước, rồi vào trường nộp đơn xin OPT. Đơn này trước đây chỉ mất 90 ngày để xin. Tuy nhiên, hiện nay không còn được như vậy nữa và bạn phải ngồi chờ dài mỏ 4-6 tháng. Điều này khiến nhiều công ty bực mình không muốn mướn du học sinh vì phải đợi quá lâu, còn du học sinh thì chờ “mốc mỏ” mà không thấy tin.
H1B: hiện tại ông Trump đang suspend H1B từ giờ cho tới cuối năm, nên mấy bạn năm nay ra trường hơi căng vụ xin H1B nha. H1B là 1 dạng working visa cho các bạn đi làm được 6 năm. Muốn lấy H1B thì bạn phải có ít nhất bằng bachelor. Thường thì nhiều công ty tech hay thuê dhs dưới dạng H1B để trả lương rẻ và tha hồ bóc lột các bạn. Nhiều bạn học xong đi làm được công ty hứa hẹn sponsor này kia, nhưng họ bóc lột bạn vài năm cho tới khi H1B hết hạn thì bảo bạn không đủ tiêu chuẩn và về nước. Nhiều công ty sa thải người Mỹ để thuê dhs hay người nước ngoài theo diện H1B để dễ bóc lột, nên bây giờ họ đặt ra nhiều yêu cầu là phải trả lương cho H1B như người bản xứ và phải chắc chắn do không kiếm được người Mỹ nào làm thì mới được thuê dhs. Thường thì 1 người nộp 1 đơn H1B, nhưng nhiều người Ấn Độ họ chơi ăn gian nộp 1 lúc cả chục đơn để tăng xác suất trúng, cho nên xác suất trúng H1B của chúng ta còn 30-40%. Tuy nhiên nếu bạn học lên master, doctor, thì bạn sẽ được vô 1 cái nhóm cho graduate candidates, thì khả năng trúng sẽ cao hơn.
11. Thẻ xanh được nhận là mấy năm?
10 năm
12. Làm y tá là làm những gì?
Các bạn lên google kiếm RN scopes of practice là ra hen, chứ giải thích trên đây dài dòng lắm
Bài viết được đăng tải lần đầu tại Group Du học sinh bất tử